uHiện nay an toàn giao thông đang là vấn đề lớn, được cả xã hội quan tâm. Ở nước ta, mỗi năm tai nạn giao thông đã cướp đi sinh mạng của hàng chục nghìn người, bình quân mỗi ngày trên cả nước xảy ra gần 40 vụ tai nạn giao thông làm chết khoảng 30 người, gây thiệt hại về vật chất hàng nghìn tỷ đồng, chưa kể đến các chi phí cho những người tàn tật và mất khả năng lao động. Mỗi chúng ta hãy nâng cao trách nhiệm của mình khi tham gia giao thông. Mỗi thành viên liên quan đều cần ý thức về trách nhiệm của mình trong giáo dục an toàn giao thông cho trẻ mầm non và thực hiện tốt vai trò, trách nhiệm.
* Trách nhiệm của trường Mầm non
CB, GV, NV chấp hành tốt các quy định pháp luật về trật tự an toàn giao thông và Nhắc nhở bạn bè, đồng nghiệp và người thân chấp hành đúng các quy định khi tham gia giao thông để đảm bảo an toàn.
Ban giám hiệu nhà trường xác định mục tiêu, nội dung giáo dục an toàn giao thông, Xây dựng kế hoạch về giáo dục an toàn giao thông để triển khai trong nhà trường. Giáo viên lên kế hoạch và triển khai thực hiện đầy đủ nội dung giáo dục an toàn giao thông cho trẻ, thường xuyên đổi mới hình thức và luôn gắn với thực tiễn cuộc sống hằng ngày của trẻ nhằm nâng cao kết quả giáo dục.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền sâu rộng, thường xuyên tới các đối tượng liên quan: CB, GV, NV, PH, Cộng đồng
* Trách nhiệm của gia đình và cộng đồng
Gia đình và cộng đồng có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an toàn cho trẻ khi tham gia GT và giáo dục an toàn giao thông cho trẻ mầm non. Cần ngăn chặn tình trạng trẻ em phải gánh chịu hệ lụy tai nạn giao thông do nhận thức chưa đầy đủ hay do những sơ suất, bất cẩn của người lớn.
Cha mẹ/người chăm sóc trẻ, người dân tham gia GT là tấm gương trong việc chấp hành các quy định khi tham gia giao thông. Cha mẹ hướng dẫn trẻ các kỹ năng cơ bản khi tham gia giao thông và tạo điều kiện để trẻ thực hành trong cuộc sống
Cộng đồng tạo môi trường giao thông trật tự an toàn, văn minh, thân thiện, từng bước xây dựng thói quen cư xử có văn hóa, đúng pháp luật, xóa bỏ những thói quen tùy tiện dẫn tới vi phạm quy tắc giao thông, hình thành ý thức tự giác tuân thủ pháp luật khi tham gia giao thông.
* Các nguyên tắc chung
- Người tham gia giao thông phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng làn đường, phần đường quy định và phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ.
- Khi tham gia giao thông không được uống rượu bia hoặc sử dụng đồ uống có cồn, không phóng nhanh vượt ẩu, lạng lánh đánh võng.
- Xe ô tô có trang bị dây an toàn thì người lái xe và người ngồi hàng ghế phía trước trong xe ô tô phải thắt dây an toàn. Khi đi xe máy không để trẻ ngồi một mình nếu không có đai an toàn.
- Không cho trẻ dưới 7 tuổi sang đường nếu không có người lớn đi cùng.
- Khi điều khiển xe máy chỉ được phép chở tối đa 02 người trong đó có một người là trẻ em dưới 7 tuổi.
- Không để trẻ đi ra đường một mình hoặc chơi một mình
- Khi cho trẻ ngồi trên xe ô tô hoặc tàu hỏa, máy bay không cho trẻ mở cửa sổ *Các bậc phụ huynh cần lưu ý những điều sau khi đưa trẻ tới trườn
- Không cho trẻ ngồi một mình đằng sau nếu không có đai an toàn
- Khi đưa trẻ tới trường cần để xe vào nơi quy định hoặc theo hướng dẫn mới đưa con vào lớp (Không để xe linh tinh, không cho xe vào sân trường)
- Không để trẻ ngồi trên xe một mình.
- Trước khi cho trẻ xuống xe cần tắt máy, rút chìa khóa ra khỏi xe.
Một số hình ảnh tuyên truyền về An toàn giao thông
Hình ảnh: Không được đá bóng dưới lòng đường - rất nguy hiểm
Hình ảnh: Bé tham gia giao thông phải theo hướng dẫn của chú cảnh sát giao thông
Hình ảnh: Trẻ em tham gia giao thông phải có người lớn dắt
Trên đây là một số tư vấn của trường Mầm non An Đồng 1 về việc đảm bảo an toàn giao thông cho trẻ em. Rất mong toàn thế các bậc phụ huynh và nhân dân trên địa bàn xã An Đồng thực hiện tốt để đảm bảo an toàn giao thông cho mọi người./.